Y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh những kinh nghiệm dân gian của các nước châu Á về sử dụng gừng vàng làm thuốc và phát hiện thêm nhiều tác dụng quý của củ gừng.
Gừng là một loại gia vị phổ biến được sử dụng trong chế biến những món ăn như thịt, gia cầm vì gừng giúp làm mềm thịt và thêm hương vị vào món ăn. Ngoài ra, gừng cũng thường được sử dụng làm chất bảo quản.
Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2% - 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng còn được cho là mang lại nhiều công dụng sức khỏe trong những trường hợp như:
Công dụng của gừng
1. Khắc phục rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
2. Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
3. Buồn nôn và nôn: Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.
Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày.
4. Các vấn đề tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn. Nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng gừng có thể hữu ích trong việc giảm mức cholesterol và ngăn ngừa đông máu, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
5. Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như cảm lạnh, ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở. Gừng rất hiệu quả trong việc loại bỏ chất nhầy từ cổ họng và phổi. Việc sử dụng mật ong và gừng trong điều trị các vấn đề hô hấp rất phổ biến tại một số nước Châu Á.
6. Viêm và đau: Chiết xuất gừng thường được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống để giảm viêm. Nghiên cứu đã chứng minh rằng các đặc tính chống viêm có được là nhờ chất men zingibain có trong gừng. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp, đau đầu hay đau nửa đầu. Tinh dầu gừng hoặc bột nhão gừng dùng để mát xa giảm đau đầu, cơ bắp, căng cơ. Nếu sử dụng thường xuyên, gừng làm giảm lượng prostaglandin, do đó giúp giảm đau.
7.Vấn đề kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.
8. Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.
9. Stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng,, chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
10. Điều trị liệt dương: Gừng có ích cho sức khỏe nam giới bởi công dụng kích thích sinh dục, hiệu quả trong việc loại bỏ bất lực và điều trị xuất tinh sớm. Gần đây, một nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, gừng còn có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm tinh hoàn.
11. Thận: Nước gừng được cho là có thể làm tan sỏi thận.
12. Chăm sóc tóc: Gừng hiệu quả cho chăm sóc tóc. Nước gừng có thể ngăn ngừa gàu.
13. Ung thư: Báo cáo của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ theo một nghiên cứu trên động vật cho thấy gừng có thể hữu ích trong điều trị ung thư thông qua hóa trị liệu.
Gừng có thể hữu ích trong việc giảm mức cholesterol và ngăn ngừa đông máu.
Cần lưu ý rằng tinh dầu gừng có tác dụng rất mạnh nên cần cẩn thận tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên gia trước khi sử dụng.
BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ GỪNG
- Nhai một củ gừng nhỏ với muối trước khi đi tàu xe khoảng 30 phút sẽ tránh được chuyện say tàu xe.
- Khi bị cảm cúm, dùng lá gừng, tía tô, lá sả… nấu nước xông cho ra mồ hôi hạ sốt. Hoặc cho người bệnh uống nước sắc gừng gồm gừng củ, lá cam thảo, vỏ cam quýt…
- Ngừa cảm lạnh sau khi dầm mưa nhiều giờ: gừng tươi giã nát, cho vào ly nước sôi hoặc trà nóng, có thể cho thêm ít đường để dễ uống.
- Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: giã nhuyễn gừng tươi và củ cải trắng, vắt lấy nước cốt uống 2 đến 3 lần trong ngày.
- Trong gừng có nhiều tinh dầu có tính diệt nấm và diệt khuẩn nên thường được dùng làm thuốc chữa các chứng viêm đường hô hấp trên (giã nát gừng tươi với muối ngậm hay vắt lấy nước nhỏ mũi) và giảm đau kháng viêm (dùng xoa bóp với muối khi đau nhức).
- Giảm đau, kháng viêm: Uống nước gừng, đắp bã gừng, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15 - 20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp. Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt.
- Với những người khó ngủ hoặc mất ngủ, ngâm chân trong nước gừng giúp cho giấc ngủ có chất lượng hơn. Cách pha nước gừng như sau: giã nát gừng hòa vào nước ấm, cho thêm chút muối.
- Phòng chữa cảm mạo: Ngậm 1 lát to gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay trong những ngày lạnh giá, trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố.
Gừng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.
Lưu ý khi sử dụng gừng
- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Không nên ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường…
- Không dùng gừng cho người say nắng: Khi bị cảm lạnh uống nước gừng sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, trái lại đối với những trường hợp cảm mạo thử nhiệt, cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng tuyệt đối không cho dùng gừng.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
- Không nên ăn nhiều gừng: Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng.